UGC là một thuật ngữ hot, đang được nhắc đến rất nhiều hiện nay. UGC có thể là yếu tố giúp thương hiệu nổi tiếng, có...

UGC là một thuật ngữ hot, đang được nhắc đến rất nhiều hiện nay. UGC có thể là yếu tố giúp thương hiệu nổi tiếng, có được sự tin cậy của người dùng, cũng có thể là con dao 2 lưỡi hủy hoại doanh nghiệp, vì vậy mọi doanh nghiệp đều cần hiểu và làm đúng về UGC. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu đúng, làm đúng về UGC. Hiểu được điều này, Happer đã nghiên cứu và tổng hợp cho bạn đọc về hình thức UGC và 16 điều doanh nghiệp cần biết về UGC.

1. UGC là gì

UGC (viết tắt của cụm từ User-Generated Content) là một thuật ngữ trong Marketing có nghĩa là Nội dung do người dùng sáng tạo. Đúng như tên gọi của mình, UGC – Nội dung do người dùng sáng tạo sẽ là những nội dung do chính khách hàng – những người sử dụng sản phẩm, dịch vụ tạo nên chứ không phải từ phía doanh nghiệp.

Những nội dung UGC cũng vô cùng đa dạng, đó có thể là các bài viết, hình ảnh, thậm chí là video về một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Khi bạn có một chiếc áo mới, thấy đẹp, trendy nên chụp ảnh đăng lên khoe bạn bè trên mạng xã hội, bạn đang tạo ra một UGC cho cửa hàng áo. Khi bạn quá hâm mộ idol nên design ảnh, viết fanfic cho họ, bạn đang tạo UGC cho idol của mình và công ty chủ quản.

2. Ví dụ về UGC

Một ví dụ tiêu biểu về UGC cho brand chắc chắn là Durex. Ngoài những nội dung cực ký sáng tạo và gây hứng thú trên các kênh mạng xã hội mà doanh nghiệp sở hữu, Durex còn nổi tiếng vì những content thú vị do dùng sáng tạo ra phỏng theo phong cách của thương hiệu.

Các doanh nghiệp khách sạn, du lịch cũng là những nhãn hàng có nhiều người dùng tự sáng tạo nội dung do tính chất thân thiện với mạng xã hội của mình”. 

3. Tại sao lại xuất hiện thuật ngữ này?

Khách hàng ngày càng mất niềm tin vào quảng cáo từ thương hiệu do có nhiều nội dung quảng cáo bị “thổi phồng” hoặc làm quá, khi khách hàng mua sản phẩm thì hiện thực không được như quảng cáo. Hệ quả là Marketing truyền thống đang dần đánh mất vị trí của mình, và UGC xuất hiện. Hơn nữa, có rất nhiều quảng cáo truyền thống chưa nắm bắt được insight của khách hàng, hay thiếu thú vị, ép khách hàng xem thông qua pop up. Điều này khiến khách hàng hiện đại có xu hướng bỏ qua hay chống lại quảng cáo.

Sự xuất hiện của UGC lúc này giống như một làn gió mới giúp doanh nghiệp giải quyết được vấn đề về lòng tin và thu hút khách hàng trong chiến lược Marketing. Những nội dung của UGC đến từ chính những người mua và trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ, được chính người dùng bỏ công sáng tạo. Chính vì vậy mà UGC tạo được thiện cảm, sự hấp dẫn và lòng tin với người tiêu dùng hơn hẳn so với quảng cáo truyền thống. 

4. UGC vs. eWOM

Mọi người, thậm chí là các marketer, thường nhầm lẫn giữa UGC (nội dung do người dùng sáng tạo) và eWOM (truyền miệng điện tử). Việc phân biệt 2 thuật ngữ này sẽ giúp doanh nghiệp sử dụng chính xác chiến lược, chiến thuật marketing, đem lại hiệu quả tối ưu cho hoạt động marketing của mình. 

Sự khác biệt chính của eWOM và UGC nằm ở nỗ lực sáng tạo đến từ người dùng, sự giới hạn của nội dung, và ảnh hưởng từ thương mại:

So sánh

eWOM UGC

Giống nhau

Sự truyền bá thông tin
Khả năng không biết nguồn, mối quan hệ giữa người tạo và người nhận Có khả năng Có khả năng
Xuất hiện online

Khác nhau

Nỗ lực sáng tạo Có thể không cần
Giới hạn nội dung Có (liên quan đến thương mại) Không
Ảnh hưởng bởi thương mại Có thể bị ảnh hưởng  Không bị ảnh hưởng 

Nguồn: Nguyen Thi Thanh Thao, Tong Shurong, Is It Possible for “Electronic Word-of-Mouth” and “User-Generated Content” to be Used Interchangeably?

 

5. Các loại UGC

Nội dung trên mạng xã hội

Post Facebook, ảnh Instagram, video Tiktok,… của khách hàng là những UGC tuyệt vời giúp thương hiệu được lan tỏa đến nhiều đối tượng công chúng. Mạng xã hội là nơi người dùng sáng tạo nội dung và tương tác với nhau qua những nội dung đó. UGC đăng tải trên các mạng xã hội sẽ dễ dàng đạt được sự quan tâm, tương tác của người dùng. Những nội dung thú vị, nhận được nhiều sự quan tâm có thể viral và kéo theo đó là độ nhận diện của thương hiệu tăng vọt.

Đánh giá của người dùng

Đánh giá của người dùng là một UGC có tác động rất lớn đến niềm tin với thương hiệu. Dù khách hàng review doanh nghiệp trên chính website của doanh nghiệp, hay của một bên thứ 3 (như Shopee, Traveloka, CHPlay, App Store, review cong ty,…), phản hồi này cũng được tính là một nội dung do người dùng tạo ra.

Bài đăng blog

Với các mặt hàng phục vụ người tiêu dùng cuối cùng (B2C), các beauty blogger sẽ dễ dàng đăng nhận xét về một loại son môi hay kẻ mắt mới ra để phục vụ người đọc của mình. Trong thế giới B2B, nếu một sản phẩm đủ tốt và thú vị, phục vụ một mục đích nào đó của bài viết, các marketer cũng sẽ rất vui lòng đưa sản phẩm vào bài của mình. 

Video (bao gồm livestream, AR)

Do người dùng hiện nay thích các dạng content nghe nhìn, video Youtube, TikTok,… là hình thức UGC nhận được khá nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng. Các nội dung video, livestream cũng giúp thể hiện một số khía cạnh mà dạng văn bản không có khả năng truyền tải. Các video đập hộp của Apple là một ví dụ tiêu biểu cho UGC dạng video. Video đập hộp có thể truyền tải được cảm giác đặc biệt, “đã” khi bóc seal sản phẩm của hãng. Các video này luôn nhận được nhiều sự quan tâm từ người xem.

Diễn đàn hỏi đáp (bao gồm bình luận)

Trong các hội nhóm Facebook, diễn đàn chuyên môn (như Brands Vietnam,…), sẽ có rất nhiều cuộc thảo luận liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau, và sản phẩm có thể được nhắc tới khi liên quan, giải quyết được vấn đề được đề cập.

Case study

Như đã nhắc đến ở trên, nếu một sản phẩm đủ tốt và thú vị, phục vụ một mục đích nào đó của bài viết, các marketer cũng sẽ rất vui lòng đưa sản phẩm vào bài của mình. 

6. UGC trên mạng xã hội

Facebook: Là nền tảng mạng xã hội lớn nhất thế giới hiện nay, chính vì vậy mà mức độ tiếp cận của Facebook cũng là lớn nhất khi được mọi lứa tuổi sử dụng. Như một lẽ hiển nhiên, đây được xem như “mảnh đất vàng” để chia sẻ những Nội dung do người dùng sáng tạo. Với những doanh nghiệp có nguồn lực tài chính mạnh, họ sẽ kết hợp với cả các chiến dịch chạy quảng cáo trên Facebook để nâng cao khả năng tiếp cận và độ chính xác của quảng cáo đó tới đúng đối tượng khách hàng. Trong đó, dạng nội dung video đang được xem là xu hướng nội dung thịnh hành nhất hiện nay và trên Facebook.

Instagram: Xuất phát điểm của Instagram là một nền tảng mạng xã hội chuyên về hình ảnh, chính vì vậy đây cũng được coi là kênh truyền thông trực quan nhất với UGC. Instagram được coi là kênh lý tưởng để khám phá và chia sẻ hình ảnh hoặc video của khách hàng về một thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ.

TikTok: TikTok được biết đến là một nền tảng video âm nhạc và mạng xã hội, trên đó người dùng không đăng status như Facebook mà đăng các video nhạc dài từ 15 giây nhưng thu hút được rất nhiều người dùng. 

7. Lợi ích của UGC

Tăng độ nhận biết cho thương hiệu

Bởi vì khách hàng bị tấn công bởi quá nhiều quảng cáo mỗi ngày, họ đã học được cách tự động lướt qua chúng. Do vậy, việc đưa các nội dung về thương hiệu đến cho người tiêu dùng và được tiếp nhận là một bài toán khó với marketers.

UGC là một chiến thuật giúp thu hút khán giả mà không khiến họ bỏ qua, giúp marketer giải quyết bài toán này. Nội dung do người dùng tạo không phải là quảng cáo truyền thống – nó không có tính bán hàng, và nó được tạo bởi chính thành viên trong nhóm khách hàng mục tiêu của nhãn hàng. Do đó, khán giả thấy nó chân thực và gần gũi hơn.

Nguồn nội dung miễn phí

Nội dung do người dùng tạo sẽ không ngốn nhiều ngân sách marketing. Vì marketer có thể lấy nguồn ảnh trực tiếp từ khách hàng trên mạng xã hội, nên sẽ phải trả rất ít hoặc miễn phí.

Không chỉ vậy, với hàng triệu người chia sẻ ảnh và video trên phương tiện truyền thông xã hội, các marketer có thể khai thác những tài nguyên này trên quy mô lớn. UGC là nguồn nội dung hình ảnh đang phát triển lớn nhất mà các marketer có thể dễ dàng tiếp cận.

Tạo niềm tin cho người tiêu dùng vào sản phẩm 

Những bình luận hay đánh giá của người dùng sẽ là bằng chứng xác thực nhất để những khách hàng khác nhìn vào và tham khảo, từ đó đưa ra được quyết định có nên mua hoặc sử dụng dịch vụ đó hoặc không. Chính vì những bình luận và đánh giá đó đến trực tiếp từ khách hàng chứ không đến từ doanh nghiệp, nhờ vậy mà tính xác thực của nó được tăng lên rất nhiều. 

Qua những nội dung UGC đó, người tiêu dùng được cung cấp thông tin về sản phẩm một cách khách quan nhất, cũng như có thể kiểm chứng được liệu sản phẩm có thực sự đúng như những gì mà phía bên nhà sản xuất quảng cáo hay không. Một sản phẩm hoặc dịch vụ được nhiều người đánh giá tích cực thì chắc chắn niềm tin của khách hàng vào nó sẽ được tăng lên đáng kể, từ đó việc quyết định có mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ đó sẽ trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn. 

Thúc đẩy người tiêu dùng mua hàng

UGC tập trung vào tâm lý của khách hàng. Khi họ tìm kiếm một sản phẩm và nếu sản phẩm đó từng có người sử dụng và có những đánh giá tích cực, hay người quen của họ sử dụng và có những phản hồi tích cực thì điều này sẽ tác động rất nhiều tới quyết định lựa chọn sản phẩm đó của khách hàng, bởi lẽ những đánh giá tích cực đó khiến cho người khách hàng đó hình thành suy nghĩ: Nếu bản thân sử dụng cũng sẽ có được kết quả tốt như vậy. Từ đó kích thích được quyết định mua sản phẩm đó của người tiêu dùng.

Tạo mối quan hệ lâu bền với khách hàng

Doanh nghiệp đặt khách hàng vào vị trí trung tâm khi triển khai chiến lược UGC, tạo ra mối quan hệ win-win cho cả khách hàng và doanh nghiệp. 

Khi doanh nghiệp sử dụng nội dung người dùng sản xuất trong hoạt động marketing của mình, họ đang để tiếng nói của người dùng kể câu chuyện của thương hiệu thay cho mình, khi thông điệp marketing đến từ các cá nhân thay vì từ nhãn hàng, nó sẽ trở nên đáng tin hơn rất nhiều. 

Đồng thời, khi nội dung mình tạo ra có ích, được hưởng ứng, trân trọng, khách hàng cũng sẽ có động lực để tiếp tục sản xuất thêm nội dung, gắn bó hơn với thương hiệu. Khi đó, nhãn hàng không marketing cho đối tượng của mình nữa, mà marketing với họ, tạo thành mối quan hệ đôi bên cùng có lợi, gắn bó phát triển lâu dài.

8. Hạn chế của UGC

Khó khiến người dùng tạo UGC

Dù cho doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều biện pháp, tạo ra các nền tảng, phần thưởng,…, khách hàng cũng có thể không sáng tạo nội dung về thương hiệu do nhiều yếu tố khác nhau. Một trong những lý do lớn nhất là hầu hết người dùng không muốn là người đầu tiên. Họ nghĩ rằng thương hiệu không có ai quan tâm mà mình sáng tạo nội dung, không ai hưởng ứng thì việc sáng tạo không có ích và không làm… 

Thương hiệu khó có thể kiểm soát được nội dung người dùng đăng

Người dùng có thể nhắc đến thương hiệu ở cả khía cạnh tốt và xấu, đó chính là yếu tố tạo nên sự tin tưởng cho UGC. Tuy nhiên, nếu người dùng nói về những khía cạnh tiêu cực của sản phẩm, doanh nghiệp, danh tiếng thương hiệu sẽ bị ảnh hưởng, với tổn thương lớn như hoặc thậm chí lớn hơn những lợi ích nó đem lại. 

Hoặc có những trường hợp người dùng sáng tạo nội dung vì đơn thuần thích thương hiệu, nhưng lại gây ý kiến trái chiều, nội dung đó có gắn logo của doanh nghiệp nên công chúng hiểu nhầm rằng đó là nội dung của thương hiệu và có ác cảm với thương hiệu. Công ty cũng khó mà giải thích được trong trường hợp này khi mà độ lan tỏa của UGC rất mạnh và phân mảnh.

Quá nhiều UGC nên không thể thu thập, lựa chọn nội dung phù hợp để đăng tải

Nhiều thương hiệu lớn được quá nhiều người tiêu dùng nhắc đến và làm UGC về, được phát tán qua nhiều kênh, nhiều định dạng nội dung, với nhiều cách biến đổi. Lúc này, việc thu thập các UGC của người dùng, từ đó có được những thông tin hữu ích cho việc phát triển của doanh nghiệp, hay dùng cho những chiến dịch marketing lại là một điều khó khăn.  

Khó theo dõi, báo cáo kết quả chiến dịch

Việc theo dõi, báo cáo kết quả các hoạt động marketing là một việc rất quan trọng để theo dõi hiệu quả công việc, xử lý vấn đề phát sinh, và tìm cách cải thiện. Trong thời đại số hóa khi mọi hoạt động cần được số hóa và báo cáo, thì việc theo dõi kết quả ngày càng được quan tâm hơn nữa. Tuy nhiên, việc theo dõi, tổng hợp, báo cáo thông tin về nội dung do người dùng sáng tạo trở nên vô cùng khó khăn cho các marketer do tính phân mảnh, đa dạng, số lượng nhiều của UGC. 

9. Khắc phục hạn chế của UGC

Khuyến khích người dùng tạo UGC

Người tiêu dùng sẽ không tự nhiên bỏ công sáng tạo ra một nội dung, họ cần động lực. Động lực mà doanh nghiệp có thể cho các “content creator” nghiệp dư này bao gồm: một cơ hội để làm điều gì đó có nghĩa, bày tỏ bản thân, phần thưởng vật chất như phần quà cho người sáng tạo nội dung thu hút và truyền tải đúng tinh thần thương hiệu nhất, phần thưởng tinh thần như những bình luận khuyến khích, cảm ơn, chia sẻ lên trang của thương hiệu,… 

Làm người tiên phong

Ngoài những động lực kể trên, để tạo một cú hích khiến người tiêu dùng sáng tạo nội dung, doanh nghiệp cần những người tiên phong sáng tạo nội dung, đó có thể là marketer hoặc người quen của họ, hay những khách hàng trung thành nhất của doanh nghiệp. 

Khi thấy đám đông tạo ra nội dung và được hưởng ứng, người tiêu dùng sẽ bắt chước, và voala, thương hiệu đã được nhắc đến trong những nội dung sáng tạo của khách hàng.

Để tạo nhiều nội dung UGC, doanh nghiệp cũng có thể outsource cho một đơn vị chuyên tạo UGC.

Sử dụng dấu hiệu phân biệt nội dung của thương hiệu và của người dùng

Để khắc phục hạn chế nêu trên, doanh nghiệp có thể lưu ý với người dùng khi tạo nội dung sẽ gắn một biểu tượng nào đó để người khác dễ nhận biết đó là nội dung do người dùng chứ không phải doanh nghiệp tạo ra.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần sử dụng công cụ lắng nghe xã hội để biết thật rõ những cuộc thảo luận về thương hiệu của mình.

Sử dụng công cụ thu thập đánh giá tự động trên quy mô lớn

Doanh nghiệp đưa ra quyết định tốt hơn bằng cách hiểu phản hồi của khách hàng trên quy mô lớn. Tìm cơ hội để cải thiện trải nghiệm của khách hàng bằng cách sử dụng AI để chia nhỏ các bài đánh giá thành thông tin chi tiết hữu ích. 

10. Khi nào doanh nghiệp nên sử dụng UGC 

Trong quảng bá hình ảnh của thương hiệu

UGC có thể làm cho quảng cáo trở nên chân thực và dễ liên tưởng hơn, dù là quảng cáo cho mạng xã hội, web hay bất kỳ định dạng nào khác.

Trên website, các trang mạng xã hội thương hiệu

Curalate nhận thấy rằng các thương hiệu kết hợp UGC trên web có thời gian trên trang web tăng 241%, tăng tỷ lệ chuyển đổi lâu dài là 141% và giá trị đơn đặt hàng trung bình tăng 15% do người tiêu dùng tương tác với nội dung xã hội trên trang web.

E-mail

Các chiến dịch email của thương hiệu mang đến một cơ hội khác để giới thiệu nội dung do người dùng tạo và thu hút người đăng ký. Kể từ khi đưa UGC vào email của mình, nhà bán lẻ thời trang Monsoon đã thấy tỷ lệ nhấp chuột tăng 14% và doanh thu từ các chiến dịch email tăng 3%.

11. Doanh nghiệp nào nên sử dụng UGC

Do UGC là tiếng nói của người tiêu dùng, doanh nghiệp khó có thể kiểm soát, nên những doanh nghiệp có chất lượng sản phẩm tốt, được người tiêu dùng ủng hộ nên đẩy mạnh chiến lược UGC. 

  • Nếu chưa có sẵn sản phẩm hoàn hảo, việc sử dụng UGC có thể gây tổn hại phần nào đến danh tiếng doanh nghiệp khi có người dùng phàn nàn, nói xấu doanh nghiệp. Tuy nhiên, UGC cũng có thể giúp doanh nghiệp thu thập phản hồi chân thực nhất từ phía khách hàng. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể biến đây thành lợi thế, thể hiện ý chí cầu tiến, lắng nghe khách hàng của mình, cải thiện sản phẩm và dịch vụ liên tục, từ đó giành được hảo cảm của khách hàng.
  • Các doanh nghiệp mới, chưa có thương hiệu đặc biệt cần sự chứng thực đến từ người tiêu dùng. Khi đó, UGC sẽ là một sự lựa chọn hoàn hảo với họ. Với sản phẩm, dịch vụ mới ra, người tiêu dùng thường có xu hướng e dè, không muốn trải nghiệm vì sợ sản phẩm, dịch vụ không như ý, kèm theo những rủi ro không đáng có. Vì vậy, họ cần người khác đi trước  xác nhận với mình là dịch vụ, sản phẩm đó an toàn, đáp ứng kỳ vọng, đúng với những gì thương hiệu nói rồi mới đăng ký trải nghiệm. 
  • Với các công ty lâu năm nhưng chưa có danh tiếng cao, UGC cũng sẽ là một lựa chọn phù hợp để nâng cao danh tiếng thương hiệu. Với sản phẩm dịch vụ qua nhiều năm nghiên cứu và phát triển, nền tảng khách hàng sẵn có, cộng thêm UGC, thương hiệu có thể nhanh chóng mở rộng danh tiếng tốt đẹp đến với đối tượng công chúng mới, đồng thời củng cố địa vị trong lòng khách hàng lâu năm.
  • Với các doanh nghiệp đã có sẵn tệp khách hàng trung thành, UGC cũng sẽ là yếu tố tận dụng nguồn lực này của doanh nghiệp. Như đã nói ở trên, UGC có thể tăng sự trung thành của khách hàng, và từ nhóm khách hàng trung thành sẵn có, lan tỏa tình yêu thương hiệu đến nhóm công chúng rộng hơn. Khi có được sự ủng hộ của nhiều nhóm công chúng, doanh nghiệp sẽ dễ dàng mở rộng, bán được hàng, mọi việc đều thuận lợi hơn.

12. Doanh nghiệp chưa có thương hiệu có thể sử dụng UGC?

Doanh nghiệp chưa có thương hiệu hoàn toàn có thể sử dụng UGC như một chiến lược marketing giúp tăng danh tiếng thương hiệu, xây dựng niềm tin với người tiêu dùng, từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng.

Ngoài ra, UGC cũng sẽ là một phương thức giúp khách hàng trở nên trung thành, gắn bó với thương hiệu, tạo nên một mối quan hệ lâu dài. 

Do vậy, UGC là một chiến lược ngắn hạn và dài hạn doanh nghiệp nên tích hợp ngay từ khi chưa có thương hiệu để phát triển liên tục, đồng hành cùng với người tiêu dùng.

13. Cách khiến khách hàng tạo UGC

Xây dựng lòng trung thành của khách hàng

Đây được xem là một trong những cách hiệu quả nhất để lôi kéo khách hàng tạo ra những nội dung UGC về thương hiệu. Tạo dựng được lòng tin của người mua hàng, biến họ trở thành khách hàng trung thành sẽ mang lại cho thương hiệu đó rất nhiều lợi ích. Đơn giản nhất là khi khách hàng đó yêu quý một thương hiệu, chắc chắn họ sẽ nhiệt tình chia sẻ những hình ảnh, đánh giá về trải nghiệm sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ từ thương hiệu đó. Không chỉ vậy, thương hiệu có thể tận dụng chính nội dung UGC đó và chia sẻ chúng lên các kênh mạng xã hội của mình. Điều này không chỉ giúp tạo dựng được lòng tin với những khách hàng tiềm năng khác mà còn cho chính “chủ” của nội dung UGC đó cảm thấy được quan tâm, từ đó giúp mối quan hệ giữa khách hàng và thương hiệu càng trở nên gắn bó. 

Tạo ra nền tảng để khách hàng chia sẻ nội dung UGC

Doanh nghiệp có thể tạo ra các hội nhóm, challenge, chủ đề để tạo một không gian sáng tạo bao la cho khách hàng của mình, đồng thời cung cấp nền tảng để khách hàng đăng nội dung đó lên, tương tác với những khách hàng khác. Ford – một hãng ô tô nổi tiếng thường xuyên áp dụng phương pháp này qua các chiến dịch như Ranger for her, sống chất như Ranger,… : 

14. Lưu ý khi sử dụng UGC

Đừng quên xin phép người dùng

Việc khách hàng gắn thẻ thương hiệu trong một bài đăng hoặc sử dụng hashtag không có nghĩa là marketer có thể sử dụng lại nội dung đó một cách tùy tiện. Vì vậy, trước khi đăng lại nội dung sáng tạo của người dùng, hãy liên hệ với họ – cho dù đó là qua email, bình luận hay tin nhắn trực tiếp – đừng quên khen ngợi và yêu cầu quyền sử dụng nội dung đó.

Luôn gắn nguồn

Giống như một quy tắc bất thành văn trên mạng xã hội, đặc biệt là giữa các page là khi đăng lại nội dung của người khác thì đừng quên ghi nguồn. Luôn ghi rõ nguồn gốc của nội dung và gắn thẻ nguồn nếu có thể. Điều này là tôn trọng người sáng tạo và khuyến khích họ – và những người dùng khác – tiếp tục tạo nội dung và chia sẻ với thương hiệu.

Chia sẻ nội dung từ đa dạng người dùng

Người dùng muốn nghe được tiếng nói từ những người giống mình, họ muốn được đại diện. Sự đa dạng và tính toàn diện rất quan trọng trong marketing. Nó không chỉ giúp thương hiệu tiếp cận được nhiều khách hàng hơn mà còn giúp thương hiệu trở nên gần gũi, đáng tin hơn.

15. Cách đo lường UGC

Một số tiêu chí tương tác:

  • Thời gian ở page (Time on page)
  • Thời gian sử dụng web (Time on site)
  • Tỷ lệ thoát (Bounce rate)
  • Tỷ lệ tương tác 

Tỷ lệ chuyển đổi, sử dụng A/B testing:

  • Lượt clicks
  • Lượt xem
  • Tỷ lệ tương tác (click, view,….)
  • Lượt click vào CTA 

KPIs cho UGC trên mạng xã hội

  • Tỷ lệ nhấp/ click chuột (CTR – Click-through rates)
  • Lượt chia sẻ
  • Lượt thích
  • Lượt bình luận
  • Lượt đăng story
  • Đặt yêu thích với trang
  • Hashtag

16. Happer – Giải pháp UGC cho doanh nghiệp

Happer là Giải pháp UGC Đầu tiên tại Việt Nam tập hợp đánh giá của người dùng về sản phẩm/dịch vụ, thúc đẩy niềm tin, tăng cường nhận thức về thương hiệu, khuyến khích người dùng tương tác và bán hàng hiệu quả.

Tạo UGC cho doanh nghiệp

Với đội ngũ tạo UGC chân thật, sáng tạo, Happer hứa hẹn sẽ là những người tiên phong chất lượng để khởi tạo làn sóng UGC chất lượng nhất trong khách hàng của doanh nghiệp. 

Sử dụng công cụ thu thập đánh giá tự động trên quy mô lớn

Công cụ thu thập đánh giá tự động của Happer sẽ giúp doanh nghiệp thu thập những thông tin hữu ích từ hàng trăm, thậm chí hàng ngàn, chục ngàn nội dung do người dùng. 

Trong thời đại data driven ngày nay, những phản hồi, thông tin, insight từ phía khách hàng là đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến sự sống còn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể dựa trên số lượng lớn phản hồi từ khách hàng mà Happer thu thập được để đưa ra những quyết định kinh doanh có tỷ lệ chính xác cao nhất.

Hiển thị đánh giá trên trang web doanh nghiệp

Ngoài ra, Happer còn hiển thị các bài đánh giá, xếp hạng, Q&A, ảnh và video tại vị trí bạn muốn trên trang web của doanh nghiệp. Hiển thị nội dung khách hàng của bạn trong suốt hành trình của mua hàng và dễ dàng tùy chỉnh. Khi khách hàng có thông tin, ý kiến từ bên thứ 3, họ sẽ có thêm sự tin tưởng, thông tin cho lựa chọn của mình, từ đó ra quyết định phù hợp nhất, dễ thỏa mãn nhất. Khách hàng thỏa mãn sẽ là một khách hàng sẵn sàng ủng hộ doanh nghiệp trong tương lai.

Báo cáo kết quả chiến dịch

Như đã đề cập ở trên, tính chất của UGC là phân mảnh, có số lượng nhiều, đa dạng hình thức, do vậy marketer rất khó để thu thập kết quả, báo cáo chiến dịch. Happer với tính năng báo cáo kết quả chiến dịch ở đây để giúp khách hàng dễ dàng đo lường hiệu quả cho chiến dịch.